Da nhiễm corticoid: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phục hồi

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Da nhiễm corticoid là vấn đề nhức nhối của nhiều người sau khi sử dụng các loại kem trộn, hàng trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt, tình trạng này kéo dài có thể tàn phá da rất nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc và phục hồi da nhiễm corticoid hiệu quả trong bài viết sau.

1. Corticoid là gì?

Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. Cơ thể luôn sản xuất corticoid ở ngưỡng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sinh lý cho các tế bào. Ở nồng độ sinh lý, corticoid giúp duy trì cân bằng nội môi, làm tăng sức chống đỡ của cơ thể với stress và giúp duy trì các chức năng khác của cơ thể.

Hiện nay, trên thị trường corticoid được bào chế với nhiều dạng khác nhau:

  • Dạng viên (đường uống).
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, khớp, cơ.
  • Dạng hít qua miệng.
  • Dạng xịt mũi.
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung.
  • Dạng bôi thoa tại chỗ như: kem, gel, mỡ.

Corticoid là gì

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm, có thể điều chế ở dạng viên, kem, gel,…

2. Da nhiễm corticoid là gì?

Da nhiễm corticoid là một tình trạng tổn thương da do bị tác dụng phụ của corticoid từ các sản phẩm bôi chứa chất này. Biểu hiện thường thấy của tình trạng này là da rất mỏng, yếu, rất dễ kích ứng, đỏ kèm các mụn nước nhỏ li ti,… 

Khi sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid trong thời gian dài sẽ dẫn đến lệ thuộc corticoid. Mức độ tổn thương da do corticoid phụ thuộc vào độ mạnh yếu của từng loại hoạt chất corticoid, diện tích bề mặt da, thời gian dùng sản phẩm và yếu tố cơ địa từng người. Độ mạnh corticoid trong sản phẩm càng cao, sử dụng trong thời gian càng dài thì sẽ càng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, da nhiễm corticoid cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hại đến làn da và cơ thể.

3. Nguyên nhân da bị nhiễm corticoid

Ngày nay có rất nhiều người gặp phải tình trạng da nhiễm Corticoid, đa số xuất hiện ở các chị em phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

  • Lạm dụng corticoid với hàm lượng cao trong thời gian quá dài.
  • Tự ý mua và sử dụng các loại thuốc chứa corticoid không tuân theo chỉ định của bác sĩ, dùng sai cách, dùng quá liều…
  • Sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp đa dạng không được kiểm định chất lượng, không ghi rõ nguồn gốc, có chứa thành phần corticoid nguy hiểm (Corticoid thường ẩn nấp trong các loại kem trộn, kem trắng da, trị mụn cấp tốc, mỹ phẩm có quá nhiều công dụng cùng một lúc như làm trắng da, trị nám, trị mụn, đồi mồi, tàn nhang,…)

4. Dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ đến nặng

Dấu hiệu da bị nhiễm corticoid thay đổi theo từng giai đoạn và mức độ viêm. Theo một số chuyên gia, triệu chứng viêm da do corticoid được chia thành 2 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn cấp tính: Khi ở giai đoạn này, da xuất hiện ban đỏ phù nề, mụn nước kích ứng, ngứa châm chích.
  • Giai đoạn mạn tính: Da có hiện tượng giãn mạch, teo da và sẩn dạng mụn trứng cá.

Tuy nhiên có một số chuyên gia chia dấu hiệu da nhiễm corticoid bôi thành 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện tình trạng đỏ da cấp tính, phù nề, chảy dịch ngay sau vài ngày ngừng corticoid tại chỗ.
  • Giai đoạn 2: Da có tình trạng bong vảy, khô và ngứa.
  • Giai đoạn 3: Làn da của bạn bắt đầu phục hồi nhưng nhạy cảm với những kích thích rất nhỏ. Lúc này, các đợt bùng phát viêm da và phục hồi diễn ra xen kẽ nhau. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm của da sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Giai đoạn 4: Da hồi phục hoàn toàn, trở về bình thường. Quá trình phục hồi này có thể mất từ vài tuần đến vài năm.

Da nhiễm Corticoid cấp độ 3

Dấu hiệu da nhiễm corticoid ở cấp độ 3 đó là da bắt đầu nổi mụn nhiều và tăng tiết nhờn.

5. Các biến chứng khi da mặt bị nhiễm corticoid

Nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời, da nhiễm corticoid sẽ tiến triển ở mức độ nặng hơn. Lúc này, da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và nguy cơ gặp nhiều biến chứng như: 

  • Teo da, tăng tiết nhờn.
  • Viêm da mất nước, viêm da kích thích, viêm da giãn mạch, viêm da phồng rộp,…
  • Phá vỡ hàng rào bảo vệ da, da giảm sức đề kháng, khiến da nhanh chóng chịu tác động xấu từ môi trường như: tia UV từ ánh mặt trời, khói bụi,…

6. Da nhiễm corticoid có trị được không?

Bạn có thể phục hồi da nhiễm corticoid ở mức độ nhẹ đến trung bình. Với các tình trạng nặng, ở cấp độ thứ 5 thì khả năng phục hồi rất khó và tốn rất nhiều thời gian. Thậm chí bạn phải trải qua nhiều vấn đề khó chịu trên da trong một thời gian dài bởi làn da lúc này đã bị tổn thương quá nặng, nó có thể phản ứng với bất kể một tác nhân nào từ môi trường.

Các bác sĩ da liễu có thể giúp bạn lựa chọn sản phẩm phục hồi da nhiễm corticoid phù hợp cho tình trạng và mức độ tổn thương của bạn. Hãy cố gắng tuân thủ một chế độ chăm sóc da và phục hồi nghiêm ngặt, tuân theo chỉ định của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng của mình.

Phục hồi da nhiễm Corticoid

Phục hồi da nhiễm corticoid ở mức độ nhẹ đến trung bình sẽ dễ dàng hơn so với tình trạng viêm nhiễm nặng.

7. Điều trị da nhiễm corticoid bằng phương pháp nào?

Việc điều trị da nhiễm corticoid rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Tùy vào mức độ tổn thương của da mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho làn da đang bị nhiễm corticoid.

7.1. Điều trị các trường hợp có dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ

Ở mức độ nhiễm corticoid nhẹ, bác sĩ có thể giúp bạn cải thiện làn da thông qua các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra sản phẩm nào bạn đang dùng có chứa corticoid. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng dùng nó.
  • Bước 2: Bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp cho tình trạng da của bạn, có thể bao gồm thuốc điều trị da nhiễm corticoid nhẹ hoặc các sản phẩm dược mỹ phẩm có chức năng phục hồi hàng rào bảo vệ da
  • Bước 3: Hướng dẫn cách chăm sóc da nhiễm corticoid tại nhà và những lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống để tránh tình trạng diễn tiến nặng.

7.2. Điều trị các trường hợp có dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nặng

Để phục hồi làn da nhiễm corticoid là cả một quá trình, đòi hỏi bạn phải kiên trì từng bước một, không được vội vàng. Để làm được điều đó trước tiên bạn cần tuân thủ các hướng điều trị dưới đây:

Bước 1: Cai nghiện corticoid

Tùy mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ khuyên bạn ngưng dùng sản phẩm có chứa corticoid ngay lập tức hoặc ngưng từ từ. Với tình trạng da lệ thuộc corticoid mức độ nặng, cần phải giảm tần suất sử dụng sản phẩm từ từ cho đến khi ngưng hẳn.

Việc ngưng đột ngột sản phẩm chứa corticoid có thể khiến da phản ứng lại bằng các cơn bùng phát mụn dữ dội. Do đó cần ngưng từ từ để cắt được “cơn nghiện” cho da mà hạn chế gặp phải tình trạng nổi thêm mụn, mẩn ngứa trên mặt,…

Bước 2: Giải quyết các vấn đề đi kèm nếu có (nhiễm trùng, nấm, vi khuẩn…)

Điều này sẽ giúp cho bạn giảm được tình trạng viêm đỏ, tiêu sưng, phục hồi độ dày của da bằng thuốc kê toa: Thuốc uống trị mụn viêm, kem bôi chứa các thành phần dưỡng ẩm, serum trị thâm, phục hồi da, kem trị thâm mụn.

Bác sĩ có thể yêu cầu kết hợp với các phương pháp trị liệu khác để phục hồi da

Một số phương pháp có thể được bác sĩ chỉ định kết hợp điều trị trong trường hợp này như:

  • Phương pháp phục hồi da kỹ thuật cao: Công nghệ lăn kim và peel da phục hồi, PRP – Công nghệ sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu, Điện di dưỡng chất phục hồi da, Mesotherapy… giúp đưa dưỡng chất phục hồi sâu vào bên dưới da, kích thích quá trình lành thương và chức năng tự phục hồi của cơ thể.
  • Công nghệ ánh sáng phục hồi da: IPL để giải quyết tình trạng giãn mao mạch hay các hiện tượng đỏ da cho tác dụng phụ của corticoid gây nên.
  • Dùng thuốc điều trị nhiễm corticoid theo chỉ định của bác sĩ: Các loại thuốc bôi ngoài da hoặc kháng viêm, kháng sinh kết hợp giúp làm dịu các triệu chứng đi kèm.
  • Thực phẩm bổ sung: Một số thực phẩm bổ sung có thể được bác sĩ chỉ định kết hợp giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và làn da, đồng thời giúp thanh nhiệt, giải độc, phục hồi da.

Chiếu IPL phục hồi da nhiễm Corticoid

Chiếu IPL cũng là phương pháp giúp phục hồi da bị nhiễm corticoid.

Kết hợp chăm sóc da tại nhà theo hướng dẫn

Bạn nên vệ sinh da nhẹ nhàng với nước muối sinh lý, các sản phẩm không chứa hạt, ít tạo bọt, không chứa chất tẩy. Với các sản phẩm chăm sóc da khác, bạn cũng nên ưu tiên dùng sản phẩm dành cho da nhạy cảm, da bị tổn thương.

8. Cách chăm sóc da mụn viêm nhiễm corticoid

Để chăm sóc và phục hồi da nhiễm corticoid, bạn thực hiện theo những hướng dẫn như sau:

8.1. Làm sạch da dịu nhẹ

Sử dụng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc, dùng ngày 2 lần sáng/tối để làm sạch da. Trong một số trường hợp không quá nặng, bác sĩ có thể khuyến khích sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp cho da nhạy cảm đã được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

8.2. Ngưng sử dụng các sản phẩm có tính chất bào mòn, bong tróc

Để làn da không bị tổn thương hơn, đầu tiên bạn hãy ngưng các sản phẩm trị mụn, trắng da, kem tự chế…một số thành phần có trong các sản phẩm này có thể khiến da bạn thêm kích ứng, viêm nhiễm nặng hơn. Đồng thời, bạn nên tránh dùng những sản phẩm chứa các thành phần có tác dụng tẩy tế bào chết như AHA, BHA, Retinoids trong giai đoạn này.

8.3 Đừng quên chống nắng bảo vệ da

Làn da khi bị nhiễm corticoid rất dễ bị kích ứng dưới tác động của môi trường, nắng, khói bụi, nhiệt độ, hóa chất…Vì vậy, bạn nên tránh nắng kĩ càng trước khi ra ngoài bằng cách sử dụng kem chống nắng dành cho da mụn viêm/ da nhạy cảm hoặc viên uống chống nắng (nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để chọn được sản phẩm phù hợp. Đồng thời kết hợp thêm các biện pháp bảo vệ, che chắn bằng các vật dụng như ô, nón rộng vành, hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao,…

Bôi kem chống nắng chăm sóc da nhiễm Corticoid

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da.

8.4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cần tối ưu chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng mụn viêm nhạy cảm do nhiễm corticoid. Bạn hãy hạn chế dung nạp những thực phẩm có quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh, chiên nhiều dầu mỡ, đặc biệt những thực phẩm cay nóng. Chúng sẽ thúc đẩy làm làn da bạn tiết thêm nhiều nhờn, điều này khiến mụn ngày càng sinh sôi phát triển. Bên cạnh đó, bạn nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, có thể trà xanh hoặc trà hoa cúc,… để bổ sung ẩm cho làn da.

8.5. Hạn chế trang điểm

Khi da bị nhiễm corticoid, bạn hãy hạn chế trang điểm. Điều này để tránh tình trạng gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn ngày càng viêm và lây lan sang các vùng khác, làm cho việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

8.6. Không tự ý điều trị tại nhà

Bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu, xử lý viêm đúng cách để tránh việc mụn bùng phát nhanh, gây viêm nhiễm các vùng xung quanh và hình thành sẹo rỗ.

 9. Cách phòng ngừa da nhiễm corticoid

Để phòng ngừa da mặt bị nhiễm corticoid, bạn nên cẩn trọng trước khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da. Dưới đây là những lưu ý bạn nên biết:

  • Kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm trong tờ hướng dẫn sử dụng, tại mục “các đặc tính dược lý” hoặc “dược động học”. Nếu có chữ corticoid, glucocorticoid, corticosteroid hoặc steroid thì cần tránh sử dụng.
  • Tránh các loại thuốc có hoạt chất chứa corticoid như Betamethasone Valerate, Betamethasone Dipropionate, Clobetasone Butyrate, Hydrocortisone Acetate,…
  • Cẩn trọng trước những sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau vài ngày.
  • Tránh sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, không thương hiệu hoặc nhãn hiệu không có thông tin rõ ràng. Chẳng hạn như bao bì in ấn sơ sài, chữ không đều hoặc dễ tróc khi cạy, không có thành phần (hoạt chất cụ thể), kết cấu đặc màu vàng, có mùi hắc…
  • Ngưng sử dụng khi thấy da có dấu hiệu phụ thuộc vào sản phẩm. Chẳng hạn như khi dùng bạn sẽ thấy da sạch mụn, láng mịn nhưng khi ngừng sử dụng thì da bắt đầu nổi mụn nhiều hơn,…
  • Ưu tiên mỹ phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng được chuyên gia khuyên dùng và mua sản phẩm ở những nơi uy tín.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc kem trị mụn.

Lựa chọn mỹ phẩm để tránh da nhiếm corticoid

Bạn nên kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm về nguồn gốc xuất xứ, thành phần,… trước khi sử dụng.

10. Lời khuyên

Khi bắt đầu thấy làn da có những dấu hiệu của việc nhiễm corticoid, tốt nhất bạn hãy ngừng tất cả các sản phẩm đang dùng. Tiếp đến, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện lớn có uy tín để thăm khám kịp thời cùng với bác sĩ có chuyên môn để tránh tình trạng nhiễm độc do corticoid gây ra, từ đó tiết kiệm được thời gian cũng như là chi phí điều trị.

Trong suốt hành trình hoạt động, O2 SKIN từng tiếp nhận và điều trị tình trạng da bị nhiễm corticoid ở nhiều mức độ khác nhau. Tùy theo cấp độ nhiễm và tình trạng da mà các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị chi tiết. Chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Kim Như (24 tuổi, TP. HCM), bởi vì lạm dụng sản phẩm chứa corticoid, tình trạng da của bạn xuất hiện nhiều mụn viêm, sưng đỏ chủ yếu 2 bên má, cằm và đuôi chân mày. Ngoài ra, Như còn bị bong da, ngứa và nổi mao mạch đỏ rất rõ. 

“Mụn nổi kèm ngứa làm em rất tự ti khi giao tiếp với mọi người. Thậm chí khi gặp khách hàng, em cũng không dám tháo khẩu trang ra vì sợ ảnh hưởng đến tâm trạng của họ”, Kim Như buồn bã tâm sự.

Đến O2 SKIN, qua thăm khám bác sĩ đã tư vấn phác đồ điều trị dựa trên tình trạng da bị viêm nhiễm corticoid của Kim Như. Đầu tiên là chiếu ánh sáng, kết hợp dùng thuốc uống và thuốc bôi để phục hồi da nhiễm corticoid của bạn. Sau đó, áp dụng phương pháp lấy nhân mụnpeel da để điều trị tình trạng mụn, thâm và sẹo.

Sau khoảng hơn 1 tháng tuân thủ nghiêm túc phác đồ của bác sĩ, tình trạng da của Như đã những cải thiện ban đầu: không còn mụn sưng viêm, mụn ẩn cũng giảm bớt, tình trạng bong da cũng giảm. Ngoài ra, làn da của bạn giờ đã mịn màng hơn, hiện tượng mao mạch cũng giảm đi đáng kể. Theo Kim Như chia sẻ, giờ đây bạn đã tự tin hơn, điều đó giúp bạn giải quyết công việc một cách tốt hơn.

Cùng nghe thêm những chia sẻ chân thật của Kim Như trong quá trình điều trị mụn tại O2 SKIN nhé:

Trên đây là một trong nhiều trường hợp làn da bị nhiễm corticoid đã được phục hồi thành công tại O2 SKIN. Theo đó khi đến O2 SKIN, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ da liễu giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám. Dựa trên mức độ viêm nhiễm corticoid cùng các vấn đề về da khác mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Nhờ đó mang lại hiệu quả điều trị tối ưu và đảm bảo an toàn cho làn da của khách hàng.

Bác sĩ điều trị da nhiễm Corticoid

Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị da viêm nhiễm corticoid phù hợp

> Liên hệ đặt hẹn O2 SKIN để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phục hồi da bị viêm nhiễm corticoid một cách hiệu quả và an toàn!

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tình trạng da nhiễm corticoid là gì, triệu chứng và cách phục hồi như thế nào. Đừng vì những lời quảng cáo có cánh mà “trót” sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid, bởi vì hậu quả để lại rất nguy hiểm. Ngoài ra, ngay khi có dấu hiệu da nhiễm corticoid bạn nên đến ngay cơ sở uy tín, có bác sĩ da liễu tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

11. Câu hỏi thường gặp

11.1. Cách nhận biết kem bôi chứa corticoid

Thông thường sản phẩm có chứa corticoid sẽ có sẽ khiến cho làn da bạn láng mịn rất nhanh chóng chỉ sau vài ngày sử dụng. Thậm chí các vùng da bị nám cũng mờ nhanh từ 1 tuần đến 2 tuần. Những nếp nhăn li ti bắt đầu biến mất dần sau 7- 10 ngày, hiện tượng này là do sự ngậm nước của da. Bên cạnh đó, 2 bên má còn trở nên hồng hào, nhưng thực chất đây là lúc các mao mạch bị giãn.

Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp một số triệu chứng như da bị ngứa, khô, mẩn đỏ sau khi ngưng bôi kem chứa corticoid trong vài ngày đến vài tuần. Các cảm giác khó chịu này sẽ mất đi khi bạn bôi kem trở lại. Vì vậy, để tránh làm tổn hại đến làn da, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có uy tín chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thời hạn sử dụng, có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

11.2. Cai nghiện corticoid cho da như thế nào là đúng cách?

Khi phát hiện da nhiễm corticoid hãy đến khám bác sĩ và đừng quên mang theo sản phẩm đang sử dụng để bác sĩ chẩn đoán cũng như xác định mức độ nặng nhẹ và sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất cho bạn.

Tùy mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ khuyên bạn ngưng hoặc ngưng từ từ, giảm tần suất sử dụng sản phẩm cho đến khi ngưng hẳn. Việc tự ý ngưng đột ngột sản phẩm, không thăm khám bác sĩ có thể xảy ra một số trường hợp bùng phát mụn do lệ thuộc corticoid.

Bên cạnh đó, Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp thuốc uống hoặc kem phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Ngoài ra, một số phương pháp kỹ thuật cao có thể được kết hợp sử dụng như Điện di dưỡng chất phục hồi da, Mesotherapy, chiếu ánh sáng sinh học, PRP – Công nghệ sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu… giúp cho tình trạng da của bạn được phục hồi hiệu quả.

11.3. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị mụn viêm trên nền da nhiễm corticoid

Người bị mụn viêm trên nền da nhiễm corticoid cần có chế độ dinh dưỡng khoa học hơn từ bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Hãy bổ sung thật nhiều nước để giữ ẩm cho làn da, sử dụng trà xanh hay trà hoa cúc để giúp kháng viêm. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều vitamin từ trái cây, rau củ quả để giúp làn da tăng sinh collagen elastin.

Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, thực phẩm đóng hợp, thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, thức uống có đường, có ga để tránh gây nên tình trạng mụn thêm tồi tệ.

11.4. Vì sao corticoid nguy hiểm nhưng vẫn được sử dụng trong mỹ phẩm bôi da?

Mặc dù được cảnh báo từ cơ quan chức năng và các chuyên gia y tế về tác dụng phụ, nhưng corticoid vẫn được sử dụng rộng rãi và bán tràn lan trên mạng bởi vì những công dụng như chống viêm mạnh giúp giảm mụn viêm, mủ nhanh chóng hoặc dưỡng da căng bóng, trắng mịn chỉ trong thời gian ngắn,…

Hiệu quả bất ngờ khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid đã khiến nhiều người lầm tưởng đây là thần dược. Tuy nhiên, tác dụng ấy chỉ kéo dài trong một thời gian rất ngắn. Sau khi ngưng dùng, công dụng ức chế chống viêm lúc này của corticoid bị phản tác dụng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dùng.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên tìm mua mỹ phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, tại các cơ sở uy tín để tránh gặp phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chứa corticoid.

Xem Thêm

Nguồn tham khảo

Springer. Steroid Phobia: Is There a Basis? A Review of Topical Steroid Safety, Addiction and Withdrawal. 18 tháng 8 năm 2021. https://link.springer.com/article/10.1007/s40261-021-01072-z (đã truy cập 14 09 2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Retinol là gì? Tác dụng của Retinol?

Retinol là gì? Tác dụng của Retinol?

Tác dụng tuyệt vời của retinol đối với làn da khiến nó được xem là một trong những thành phần quan trọng trong hầu hết…
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da tốt nhất

Hướng dẫn cách sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da tốt nhất

Sử dụng kem chống nắng đúng cách không chỉ bảo vệ da hiệu quả khỏi tác động của ánh nắng mặt trời mà còn tránh…
Xem Chi Tiết
[Giải đáp] Nặn mụn xong có nên bôi kem chống nắng hay không?

[Giải đáp] Nặn mụn xong có nên bôi kem chống nắng hay không?

Cách chăm sóc da sau nặn mụn rất quan trọng, quyết định đến khả năng phục hồi của da. Tuy nhiên nhiều bạn lần đầu…
Xem Chi Tiết
Viêm da mủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm da mủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm da mủ là bệnh lý da liễu mà nhiều người gặp phải. Bệnh có thể khiến da xuất hiện mủ, chứa dịch, gây đau…
Xem Chi Tiết
Adapalene là thuốc gì? Tác dụng, chỉ định và cách dùng

Adapalene là thuốc gì? Tác dụng, chỉ định và cách dùng

Adapalene được ứng dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá. Vậy Adapalene là gì? Hiệu quả trị mụn có tốt không? Chỉ định…
Xem Chi Tiết
Thuốc Isotretinoin là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý nên biết

Thuốc Isotretinoin là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý nên biết

Thuốc Isotretinoin là thuốc trị mụn trứng cá hiệu quả với 2 hàm lượng phổ biến nhất hiện nay là Isotretinoin 10mg, Isotretinoin 20mg. Tuy…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook