Mụn cám ở mũi: Nguyên nhân, Cách điều trị và Chăm sóc hiệu quả

Ths.BS Phan Minh Đoàn

Tham vấn y khoa bài viết:

Ths.BS Phan Minh Đoàn

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Mụn cám ở mũi không gây đau nhức, sưng viêm, nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và khó loại bỏ hoàn toàn, nếu không có giải pháp điều trị đúng cách. Để giúp bạn lấy lại vùng da mũi mịn màng, trong bài viết này O2 SKIN sẽ chia sẻ các nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa mụn cám ở mũi đơn giản, hiệu quả. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Mụn cám ở mũi là gì?

Mụn cám trên mũi là loại mụn không viêm có kích thước nhỏ, dễ nhìn thấy xuất hiện ở mũi. Tuy không gây đau nhức nhưng mụn cám vùng mũi khó loại bỏ và dễ tái phát nếu không được điều trị, chăm sóc da đúng cách.

Mụn cám ở mũi là sao

Mụn cám ở mũi là loại mụn không viêm dù không gây đau nhức nhưng cần điều trị đúng cách để tránh lan rộng sang các vùng da khác trên mặt

2. Dấu hiệu đặc trưng mụn cám trên mũi

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết mụn cám ở mũi:

  • Không mọc từng nốt mà tập trung thành cụm gồm nhiều nốt mụn li ti.
  • Xuất hiện ở vùng có tuyến dầu hoạt động mạnh: hai bên cánh mũi và đầu mũi.
  • Đầu mụn màu trắng, vàng đục hoặc ngà đen.

Khi mụn cám nổi nhiều trên mũi sẽ gây mất thẩm mỹ làn da, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của toàn gương mặt. 

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra mụn cám trên mũi

Ở vùng mũi là nơi tiết nhiều bã nhờn, cùng với tế bào chết, bụi bẩn bám vào dễ gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để mụn hình thành. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây ra mụn cám ở mũi hoặc khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể như sau:

3.1. Do di truyền

Nguyên nhân mụn cám mọc ở mũi có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bạn có tiền căn gia đình dễ bị mụn trứng cá thì bạn cũng sẽ dễ bị mụn trứng cá, và khi đó, cùng với các mụn viêm, mụn mủ ở hai má, mụn cám ở vùng mũi cũng sẽ nổi trội hơn.

3.2. Do thay đổi nội tiết tố

Mụn cám có thể xuất hiện trong các giai đoạn nội tiết tố thay đổi ở nữ như tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh con, thời kỳ mãn tính,… Vì khi nội tiết tố thay đổi sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Đây là nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây mụn cám ở các khu vực như mũi, trán, cằm.

3.3. Dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp

Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn cám ở mũi. Đặc biệt là những loại mỹ phẩm chứa các thành phần như dầu mầm lúa mạch, rượu, lanolin, carrageenan, sodium chloride,…

3.4. Rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết quá nhiều

Rửa mặt và tẩy tế bào chết quá nhiều lần có thể làm mất lớp dầu tự nhiên trên da. Từ đó khiến tuyến bã nhờn phải tiết dầu nhiều hơn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn cám trên vùng mũi.

cách trị mụn cám ở mũi

Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn cám trên vùng mũi

3.5. Lo lắng và căng thẳng

Tâm lý lo lắng và căng thẳng thường xuyên có thể khiến nồng độ cortisol tăng cao. Đây là nguyên nhân tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn và gây ra tình trạng mụn cám mọc trên mũi.

3.6. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến mụn cám hình thành trên mũi như:

  • Tác dụng phụ của thuốc: sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc corticosteroid đường uống,… có thể kèm theo tác dụng phụ gây nổi mụn cám ở mũi.
  • Ăn thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán: ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh,… khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn và dẫn đến mụn cám hình thành.
  • Môi trường nóng ẩm: môi trường nóng ẩm có thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện để mụn cám hình thành trên vùng mũi.

4. Mụn cám ở mũi có để lại sẹo không?

Mụn cám hầu như không để lại sẹo, nhưng nếu không chữa trị có thể khiến mụn lan rộng hoặc dễ tái phát. Vì thế khi thấy loại mụn này xuất hiện trên da mặt, bạn nên đến cơ sở Da liễu uy tín để được thăm khám và có giải pháp điều trị phù hợp.

5. Các cách trị mụn cám ở mũi

Hiện nay có một số phương pháp điều trị mụn cám trên mũi như sau:

5.1. Dùng sản phẩm trị mụn không kê đơn

Các sản phẩm chứa các thành phần như Niacinamide, AHA, BHA,… có thể giúp trị mụn cám hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng đắp mặt nạ đất sét có công dụng hút dầu, hạn chế tiết bã nhờn – nguyên nhân gây ra mụn cám.

5.2. Các phương pháp điều trị chuẩn Y khoa

Mụn cám có thể được điều trị với các phương pháp chuẩn Y khoa như:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tùy vào loại da, mức độ mụn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống, thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide, axit salicylic.
  • Lấy nhân mụn: Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa giúp gom cồi mụn, loại bỏ nhân mụn cám nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương da. Đồng thời, phương pháp này còn đảm bảo nguyên tắc an toàn, tránh nhiễm trùng.

trị mụn cám ở mũi

Để điều trị mụn cám ở vùng mũi, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng phương pháp lấy nhân mụn chuẩn Y khoa

  • Peel da: đây là phương pháp sử dụng các hoạt chất hóa học như Salicylic acid và Glycolic acid, Mandelic acid,… để loại bỏ các tế bào chết, bã nhờn, bụi bẩn giúp thông thoáng lỗ chân lông. Đồng thời, peel da còn giúp làm khô nhân mụn nhanh chóng, hỗ trợ điều trị mụn cám hiệu quả.
  • Chiếu ánh sáng sinh học: với phương pháp này, nhân mụn trứng cá được đẩy lên mà không gây tổn thương cho da, đồng thời ngăn ngừa mụn lây lan, tái phát. Đặc biệt, chiếu sáng sinh học mang đến hiệu quả điều trị mụn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn lên đến 80% mà không cần sử dụng kháng sinh.

5.3. Hỗ trợ điều trị từ nguyên liệu thiên nhiên

Một số phương pháp điều trị bằng nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng để cải thiện tình trạng mụn cám ở mũi bao gồm:

  • Trị mụn cám ở mũi bằng mật ong: mật ong là nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm tình trạng mụn cám nhờ vào ưu điểm giàu vitamin và có khả năng cấp ẩm cho da. 
  • Chữa mụn cám bằng trứng gà: trứng gà chứa nhiều chất nhờn có công dụng làm sạch da, giúp thông thoáng và thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Trị mụn cám bằng chanh: trong chanh chứa nhiều hợp chất có khả năng diệt khuẩn, đẩy cồi mụn tốt. Đồng thời, nguyên liệu thiên nhiên này còn giúp loại bỏ bụi bẩn và hỗ trợ làm sáng da.

Tuy nhiên, chưa có căn cứ Y khoa về hiệu quả và độ an toàn của các phương pháp điều trị mụn cám bằng các nguyên liệu thiên nhiên. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện nhé.

6. Nên thăm khám và điều trị mụn cám ở mũi ở đâu?

O2 SKIN là địa chỉ phòng khám được biết đến rộng rãi với hơn 9 năm kinh nghiệm chữa trị mụn và các biến chứng do mụn gây ra đảm bảo chuẩn Y khoa. Trong đó, phòng khám đã điều trị thành công cho các trường hợp mụn cám gây mất thẩm mỹ ở nhiều bạn trẻ.

O2 SKIN cam kết tất cả các phương pháp và sản phẩm trị mụn được sử dụng tại phòng khám đều dựa trên căn cứ y học và bằng chứng lâm sàng. Nhờ đó mang đến kết quả điều trị hiệu quả và an toàn cho làn da. Đồng thời, O2 SKIN cam kết tư vấn trung thực, không chèo kéo khách hàng mua thêm dịch vụ không cần thiết. Đặc biệt đối với mụn cám dễ tái phát, các bác sĩ còn tư vấn cách chăm sóc để mụn không quay trở lại, giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, ổn định. 

trị mụn cám ở mũi tại nhà

O2 SKIN sở hữu đội ngũ bác sĩ la diễu, dược sĩ và điều dưỡng giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm điều trị mụn thực tế

Nhờ những thế mạnh về chuyên môn và chất lượng dịch vụ nổi bật, hệ thống phòng khám O2 SKIN thu hút hơn 1500 lượt khách hàng điều trị mỗi ngày, trong đó đã có hơn 489.000 khách hàng điều trị thành công

Điển hình như trường hợp của bạn Võ Thị Ngọc Hân (Sinh viên, Cần Thơ) từng rất tự ti, ngại giao tiếp khi gặp tình trạng mụn cám, mụn ẩn, mụn viêm khiến làn da trở nên sần sùi. Bạn đã thử dùng các loại mặt nạ tự nhiên, bôi nhiều loại mỹ phẩm trị mụn khác nhau nhưng không có hiệu quả, thậm chí khiến làn da ngày một ửng đỏ, bóng rát. Qua lời giới thiệu từ bạn bè và quá trình tự tìm hiểu rất kỹ, Hân biết O2 SKIN là phòng khám da liễu uy tín tại Sài Gòn có đội ngũ bác sĩ chuyên môn trực tiếp điều trị kết hợp các phương pháp có quy trình rõ ràng. 

Sau khi thăm khám tình trạng da của Hân, bác sĩ O2 SKIN đã tư vấn cho giai đoạn điều trị ban đầu kết hợp các phương pháp bao gồm uống thuốc, lấy nhân mụn, chiếu ánh sáng sinh học nhằm làm sạch, loại bỏ vi khuẩn trên da, điều tiết tuyến nhờn và hạn chế mụn phát triển thêm. Sau giai đoạn này, Hân tiếp nhận phương pháp điện di vitamin kết hợp đắp mặt nạ cấp dưỡng chất để trị thâm mụn, thu nhỏ lỗ chân lông và giúp da trở nên tươi hồng tự nhiên.

Kết thúc 3 tháng đồng hành cùng O2 SKIN, làn da của Hân hiện tại đã cải thiện hơn 95% – hết mụn và sáng mịn hơn. Hân hạnh phúc cho biết da đã cải thiện hơn 95%, không còn mụn và mịn màng hơn rất nhiều. Đồng thời, cô bạn cũng có những chia sẻ cực kì hài lòng về O2 SKIN: “Nếu mà chấm điểm cho Phòng khám O2 SKIN trên thang điểm 10 thì mình cho O2 SKIN 10 điểm (cười). Mình vui lắm, rất cảm ơn các bác sĩ da liễu đã điều trị và các chị điều dưỡng hướng dẫn và chăm sóc da tận tình để mình có được làn da đẹp như bây giờ”.

mụn cám trên mũi

Điều trị mụn thành công tại O2 SKIN, Ngọc Hân vui vẻ cho biết: “Da hết mụn mình nhận được nhiều lời khen da đẹp, sáng hơn và còn trắng hơn từ bạn bè. Điều đó làm mình rất vui sướng và hài lòng”

Rất nhiều kết quả trị mụn thành công cùng những chia sẻ hài lòng từ khách hàng là động lực lớn để O2 SKIN tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì sứ mệnh của O2 SKIN muốn hướng tới là giúp khách hàng điều trị mụn hiệu quả ngay từ ban đầu, tiết kiệm thời gian và chi phí.

7. Cách phòng ngừa mụn cám hữu hiệu

Để phòng ngừa mụn cám hiệu quả, bạn tham khảo một số giải pháp sau đây:

  • Uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày để cung cấp độ ẩm đầy đủ cho làn da.
  • Không uống cafe hay rượu bia vì các chất kích thích có thể khiến da yếu đi và gây ra mụn cám.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, giặt chăn ga gối nệm thường xuyên.
  • Tập thể dục thường xuyên để các chất bẩn thoát ra ngoài theo đường mồ hôi một cách tự nhiên.
  • Rửa mặt mỗi ngày, tẩy trang sau khi trang điểm để làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông.
  • Ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng áp lực, căng thẳng.
  • Sử dụng mỹ phẩm chất lượng, phù hợp với làn da. 
  • Có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ rau quả, trái cây. 
  • Thoa kem chống nắng, sử dụng khẩu trang, mũ nón che chắn mỗi khi ra ngoài để bảo vệ làn da. 

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mụn cám ở mũi. Khi thấy loại mụn này xuất hiện trên da, bạn hãy đặt lịch khám với O2 SKIN để được thăm khám, điều trị an toàn, hiệu quả và tiết kiệm cùng đội ngũ bác sĩ da liễu giỏi, giàu kinh nghiệm tại đây nhé!

Xem Thêm

Câu Hỏi Thường Gặp

Mụn cám trên mũi có nên nặn không?

Chỉ nên nặn mụn cám đã được gom cồi, không có dấu hiệu sưng, phần nhân cứng đã trồi lên bề mặt da để tránh lây lan trên bề mặt da và gây đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, bạn lưu ý không nặn mụn cám trong các trường hợp như mụn có dấu hiệu viêm, sưng đỏ, nhân mụn nằm sâu dưới da, mụn nổi thành từng đám lớn, chảy dịch hoặc mủ trắng, gây sưng đau,… Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có cách trị mụn cám trên mũi chuẩn Y khoa.

Có nên lột mụn cám ở mũi không?

Bạn nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm gel lột mụn an toàn, đảm bảo vệ sinh da sạch sẽ và thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da. Tuy nhiên, phương pháp này khó lấy sạch các nhân mụn sâu và có thể khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn. 

Mụn cám ở mũi có tự hết không?

Mụn cám trên mũi có thể tự hết nếu bạn có cách chăm sóc da đúng cách cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đồng thời, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn giải pháp điều trị mụn phù hợp.

Nguồn tham khảo

  1. Sách “Hiểu Mụn Để Hết Mụn” – Xuất bản bởi NXB Y học phối hợp cùng Phòng khám Da liễu O2 SKIN.
  2. Corey Whelan. How to Get Rid of a Blind Pimple. 03 02 2024. https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/blind-pimple (Đã truy cập 19 04 2024)
  3. Cleveland Clinic. Blind Pimple. 05 04 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22913-blind-pimple (Đã truy cập 19 04 2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Peel da nhiều có tốt không? Bao lâu nên peel da 1 lần?

Peel da nhiều có tốt không? Bao lâu nên peel da 1 lần?

Peel da sinh học là phương pháp đã được FDA công nhận về tính an toàn và hiệu quả trong điều trị mụn và trẻ…
Xem Chi Tiết
[Giải đáp] Mụn bọc có nên nặn không? Lưu ý gì khi trị mụn bọc?

[Giải đáp] Mụn bọc có nên nặn không? Lưu ý gì khi trị mụn bọc?

Mụn bọc là một loại mụn viêm biểu hiện với các khối u cứng, nằm sâu dưới da, bên trong thường có nhân/dịch vàng/mủ và…
Xem Chi Tiết
[Giải đáp] Nặn mụn xong có nên bôi kem chống nắng hay không?

[Giải đáp] Nặn mụn xong có nên bôi kem chống nắng hay không?

Cách chăm sóc da sau nặn mụn rất quan trọng, quyết định đến khả năng phục hồi của da. Tuy nhiên nhiều bạn lần đầu…
Xem Chi Tiết
Sau khi peel da có nên đắp mặt nạ không? Lưu ý bạn nên biết

Sau khi peel da có nên đắp mặt nạ không? Lưu ý bạn nên biết

Sau khi peel da có nên đắp mặt nạ không? Cần lưu ý gì khi đắp mặt nạ sau khi peel? Là những thắc mắc…
Xem Chi Tiết
Mụn bọc có tự xẹp không? Cách xử lý thế nào cho hiệu quả?

Mụn bọc có tự xẹp không? Cách xử lý thế nào cho hiệu quả?

Mụn bọc không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây cảm giác sưng, đau nhức, thậm chí tổn thương da. Vậy mụn bọc…
Xem Chi Tiết
Gợi ý cách làm mụn bọc nhanh chín đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gợi ý cách làm mụn bọc nhanh chín đơn giản, hiệu quả tại nhà

Mụn bọc là một trong các loại mụn viêm cấp độ nặng, giống như nốt nhọt, sưng tấy, đau nhức và có nguy cơ gây…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook