Mụn đầu đen ở má: Tìm hiểu nguyên nhân, cách trị & phòng ngừa

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Mụn đầu đen ở má gây ra không ít phiền toái khi làn da lúc nào cũng sần sùi, kém thẩm mỹ. Vậy làm sao để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng này? Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân và những cách trị mụn đầu đen trên má hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Mụn đầu đen ở má là gì?

Mụn đầu đen ở trên má là một loại mụn trứng cá với đầu mụn hở và cồi mụn nhô lên bề mặt da. Sau khi bị oxy hóa, các cồi mụn này chuyển thành đốm đen với nhiều kích thước khác nhau trên da. 

Nguyên nhân gây mụn đầu đen 2 bên má

Những nốt mụn đầu đen xuất hiện ở 2 bên má có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức
  • Sử dụng mỹ phẩm không hợp với da
  • Không làm sạch da kỹ
  • Nặn mụn không đúng cách
  • Do một số loại thuốc
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh

Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức

Khi tuyến bã nhờn trên da sản xuất quá nhiều dầu sẽ tích tụ trong lỗ chân lôngkết hợp với tế bào chết, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn đầu đen hình thành. Đặc biệt ở khu vực 2 bên má, nơi có mật độ tuyến bã nhờn khá cao nên dễ dẫn đến xuất hiện mụn đầu đen.

Bã nhờn nhiều gây mụn đầu đen ở má

Mụn đầu đen ở trên má xuất hiện chủ yếu là do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức kết hợp cùng bụi bẩn, da chết khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và sinh mụn.

Sử dụng mỹ phẩm không hợp với da

Một số sản phẩm mỹ phẩm chứa thành phần không phù hợp với loại da của bạn (như chứa dầu khoáng, hương liệu, paraben,…) cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn đầu đen 2 bên má.

Không làm sạch da kỹ

Khi không làm sạch da đúng cách, bụi bẩn, dầu thừa, cặn mỹ phẩm trang điểm và tế bào chết sẽ tích tụ trên da. Lâu dần dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và kích thích quá trình hình thành mụn đầu đen. 

Nặn mụn không đúng cách

Nặn mụn đầu đen không đúng cách có thể làm tổn thương da, khiến vi khuẩn xâm nhập vào các lỗ chân lông và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, việc nặn mụn sai cách cũng dễ làm mụn lây lan sang các khu vực khác, làm tình trạng mụn ở má thêm nghiêm trọng.

Do một số loại thuốc

Các loại thuốc có chứa Corticosteroid hoặc Androgen có thể gây ra một số tác dụng phụ, làm thay đổi nội tiết tố khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn mụn phát triển, dẫn đến mụn đầu đen xuất hiện ở má.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin, quá nhiều đồ ăn có đường và dầu mỡ, kết hợp với thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya hoặc căng thẳng kéo dài có thể làm tăng tiết bã nhờn, khiến cho mụn đầu đen hình thành trên da.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh gây mụn đầu đen

Ăn nhiều thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, cay nóng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mụn đầu đen.

Tổng hợp các cách trị mụn đầu đen ở má hiệu quả

Dưới đây là tổng hợp các cách trị mụn đầu đen trên má hiệu quả, giúp bạn sớm lấy lại làn da sáng mịn và khỏe mạnh:

  • Làm sạch da đúng cách hỗ trợ giảm mụn đầu đen trên má
  • Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết trị mụn đầu đen ở má
  • Đắp mặt nạ trị mụn đầu đen ở má
  • Dưỡng ẩm và chống nắng cho da giúp giảm mụn đầu đen trên má
  • Thuốc trị mụn đầu đen ở má
  • Lấy nhân mụn đầu đen trên má chuẩn y khoa
  • Lăn kim trị mụn đầu đen ở má
  • Peel da trị mụn đầu đen 2 bên má

1. Làm sạch da đúng cách hỗ trợ giảm mụn đầu đen trên má

Làm sạch da là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc trị mụn đầu đen. Bạn nên sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với loại da của bạn, giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó hỗ trợ trong việc điều trị mụn hiệu quả hơn. Theo đó, bạn hãy rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối; tẩy trang thêm vào buổi tối giúp da loại bỏ những hóa chất do kem chống nắng/mỹ phẩm bôi vào ban ngày để đảm bảo da luôn sạch sẽ và thông thoáng.

2. Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết trị mụn đầu đen ở má

Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp da chết và thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ làm giảm tình trạng mụn đầu đen 2 bên má. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học chứa AHA, BHA hoặc tẩy tế bào chết vật lý với hạt mịn

3. Đắp mặt nạ trị mụn đầu đen ở má

Đắp mặt nạ từ thiên nhiên cũng là một cách hỗ trợ trị mụn đầu đen ở má. Các nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, chanh, nghệ, trà xanh,… đều có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên có khả năng làm giảm mụn đầu đen. Bạn có thể thực hiện một số cách đắp mặt nạ từ thiên nhiên như sau:

  • Mặt nạ mật ong và chanh: Bạn trộn 1 thìa mật ong với vài giọt nước cốt chanh. Sau đó, thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị mụn đầu đen, đặc biệt là ở mũi và má.
  • Mặt nạ bột yến mạch và sữa chua: Bạn trộn 2 thìa bột yến mạch với 1 thìa sữa chua không đường. Sau đó, thoa hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng trong vài phút, để yên trong 10 – 15 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.
  • Mặt nạ dưa chuột và trà xanh: Bạn dùng 2 thìa nước ép dưa chuột và 2 thìa bột trà xanh cùng một ít nước để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, đắp mặt nạ lên da trong 15 – 20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
  • Mặt nạ nghệ và mật ong: Bạn trộn đều 1 thìa bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất để thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa đều hỗn hợp lên da, để khoảng 10 – 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.

Trị mụn đầu đen ở má bằng mặt nạ thiên nhiên

Tận dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên như nghệ, mật ong,… hỗ trợ trị mụn đầu đen ở má.

4. Dưỡng ẩm và chống nắng cho da giúp giảm mụn đầu đen trên má

Dưỡng ẩm giúp giữ cho làn da luôn mềm mại và khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng da khô, giảm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bạn cũng đừng quên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV. Theo đó, bạn nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm và chống nắng không chứa dầu, phù hợp với da mụn.

5. Thuốc trị mụn đầu đen ở má

Nếu tình trạng mụn đầu đen trên má không thuyên giảm với các biện pháp tự nhiên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị mụn dạng bôi chứa Retinoid, Benzoyl peroxide, Acid salicylic. Những thành phần này giúp làm giảm lượng bã nhờn và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, đồng thời kháng khuẩn, trị mụn hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp loại da, tránh nguy cơ kích ứng.

6. Lấy nhân mụn đầu đen trên má chuẩn y khoa

Lấy nhân mụn là phương pháp giúp loại bỏ cồi mụn chín, dịch mủ và bã nhờn, góp phần rút ngắn thời gian điều trị mụn và giảm thâm sau mụn. Khi thực hiện đúng kỹ thuật và vào thời điểm phù hợp, phương pháp này không chỉ ngăn ngừa mụn mới hình thành mà còn hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo trên da.

Lấy nhân mụn đầu đen ở má

Lấy nhân mụn chuẩn y khoa giúp giảm nguy cơ mụn tái phát, bảo vệ vùng da xung quanh khỏi tổn thương và hạn chế để lại sẹo.

7. Lăn kim trị mụn đầu đen ở má

Lăn kim là phương pháp giúp tái tạo làn da bằng cách sử dụng các đầu kim nhỏ để tạo ra các vết thương li ti trên da. Quá trình này kích thích sản sinh collagen và làm sạch lỗ chân lông, giúp giảm mụn đầu đen và cải thiện kết cấu da hiệu quả.

8. Peel da trị mụn đầu đen 2 bên má

Peel da hóa học là phương pháp sử dụng các acid (AHA, BHA,…) để làm bong lớp da chết và thúc đẩy tái tạo da mới. Phương pháp này giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, từ đó giúp trị mụn đầu đen hiệu quả. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng peel da không nên tự thực hiện tại nhà. Bởi vì nếu không kiểm soát đúng nồng độ và liều lượng có thể gây ra những biến chứng không mong muốn cho da. Thay vào đó, bạn nên thăm khám với bác sĩ da liễu để thực hiện peel da đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thương da.

Tất cả các cách trị mụn đầu đen ở má cần được áp dụng đúng cách và phù hợp với tình trạng da của từng người. Tốt nhất, khi bị mụn bạn nên thăm khám da liễu để được bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Tại phòng khám da liễu O2 SKIN, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn sẵn sàng thăm khám, phân tích tình trạng da và đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hóa, kết hợp nhiều phương pháp hiện đại để tối ưu hiệu quả. Đặc biệt, đối với phương pháp điều trị ngoài da, phòng khám luôn tuân thủ quy trình chuẩn y khoa, sử dụng trang thiết bị tiên tiến cùng đội ngũ điều dưỡng giàu kinh nghiệm, đảm bảo an toàn cho da.

Trị mụn đầu đen ở má chuẩn y khoa

Bác sĩ da liễu O2 SKIN đang tiến hành soi da để xây dựng phác đồ điều trị mụn cho khách hàng.

Bên cạnh đó, sau khi điều trị bác sĩ còn hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc da tại nhà, giúp ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả. Đồng thời, O2 SKIN luôn theo sát và hỗ trợ bạn tận tình trong suốt quá trình điều trị. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn hãy liên hệ qua hotline 1900 3147 sẽ có nhân viên tư vấn và hướng dẫn nhanh chóng.

Trị mụn đầu đen ở má tại O2SKIN

Từng bị mụn đầu đen, mụn bọc, mụn viêm trong 2 năm dai dẳng nhưng chỉ sau 2 tháng điều trị theo phác đồ bác sĩ O2 SKIN, làn da của Cao Hùng Quân (TP. HCM) đã được cải thiện đáng kể.

Liên hệ ngay O2 SKIN để được bác sĩ da liễu thăm khám trực tiếp, soi da và xây dựng phác đồ điều trị mụn chuẩn xác ngay từ đầu!

Cách ngăn ngừa mụn đầu đen trên má

Để ngăn ngừa tình trạng mụn đầu đen ở má và giữ cho làn da luôn mịn màng, bạn nên thực hiện các cách sau:

  • Rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và tạp chất.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ mỗi tuần để làm sạch sâu lỗ chân lông.
  • Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da để duy trì độ ẩm và kiểm soát lượng dầu nhờn trên da.
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, tránh gây sạm da và kích thích mụn.
  • Hạn chế chạm tay lên mặt hoặc nặn mụn để tránh đưa vi khuẩn và bụi bẩn vào da.
  • Sử dụng sản phẩm trang điểm và dưỡng da không gây bít tắc lỗ chân lông, phù hợp với loại da.
  • Ăn nhiều rau củ quả, uống đủ nướchạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường hoặc gia vị cay.
  • Ngủ đủ giấc và giảm stress, giữ tinh thần thoải mái giúp cơ thể cân bằng, giảm nguy cơ hình thành mụn.
  • Vệ sinh chăn gối thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn gây mụn.

Ngăn ngừa mụn đầu đen trên má

Vệ sinh da thật kỹ bằng tẩy trang, sữa rửa mặt là bước quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mụn đầu đen trên má.

Mụn đầu đen ở má tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến da sần sùi, kém mịn màng. Áp dụng các cách trị mụn phù hợp kết hợp với chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bạn sớm lấy lại làn da mịn màng, sáng khỏe. Ngoài ra, nếu tình trạng mụn không cải thiện, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhé.

Câu hỏi thường gặp

Mụn đầu đen ở má có nên nặn không?

Mặc dù mụn đầu đen lành tính nhưng bạn không nên tự nặn tại nhà vì có thể để sót nhân mụn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào da. Thêm vào đó, tự ý nặn mụn còn có nguy cơ gây tổn thương da, khiến lỗ chân lông to hơn. Đặc biệt, vi khuẩn từ tay có thể lây lan sang vùng da bị tổn thương, làm mụn sưng viêm, đau nhức và lan rộng.

Lột mụn đầu đen có giúp hết mụn không?

Lột mụn được xem là giải pháp “cứu cánh” tức thì, nhưng nếu lạm dụng có thể khiến da trở nên nhạy cảm, dễ ửng đỏ hơn. Đặc biệt là đối với những loại mụn đầu đen trên má cứng đầu, có nhân nằm sâu dưới da.

Mụn đầu đen trên má để lâu có sao không?

Mụn đầu đen tuy là loại mụn không viêm nhưng nếu không xử lý đúng cách, mụn có thể tiến triển nặng hơn, khiến da trở nên sần sùi, lỗ chân lông to, thậm chí tiến triển thành mụn viêm, mụn bọc

Nguồn tham khảo

  1. Kristeen Cherney. How to Get Rid of Blackheads on Cheeks. 19/09/2018. https://www.healthline.com/health/blackheads-on-cheeks (đã truy cập 20/12/2024)
  2. Darla Burke and Steph Coelho, CPT. Everything You Want to Know About Acne. 26/06/2023. https://www.healthline.com/health/skin/acne (đã truy cập 20/12/2024)
  3. Blackheads. 12/11/2021. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22038-blackheads (đã truy cập 20/12/2024)
  4. Holly McGurgan. What are Blackheads?. 19/05/2023. https://www.healthline.com/health/blackheads (đã truy cập 20/12/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Uống kháng sinh bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Uống kháng sinh bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục

O2 SKIN nhận được khá nhiều chia sẻ từ các khách hàng về tình trạng bị nổi mụn sau khi dùng kháng sinh. Nhiều bạn…
Xem Chi Tiết
So sánh Megaduo và Megaduo Plus: Nên chọn sản phẩm nào?

So sánh Megaduo và Megaduo Plus: Nên chọn sản phẩm nào?

Khi nói đến việc điều trị mụn, Megaduo gel và Megaduo Plus gel là hai cái tên không còn xa lạ. Tuy nhiên, mỗi sản…
Xem Chi Tiết
7 cách trị mụn bằng bột yến mạch hiệu quả, dễ làm tại nhà

7 cách trị mụn bằng bột yến mạch hiệu quả, dễ làm tại nhà

Bột yến mạch là một nguyên liệu ‘đa năng’ khi vừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa hỗ trợ chăm sóc da…
Xem Chi Tiết
Mụn dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân & cách trị hiệu quả

Mụn dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân & cách trị hiệu quả

Mụn dị ứng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Để kiểm soát hiệu quả những…
Xem Chi Tiết
Ăn socola có nổi mụn không? Giải đáp từ bác sĩ O2 SKIN

Ăn socola có nổi mụn không? Giải đáp từ bác sĩ O2 SKIN

Mặc dù socola là món ăn được yêu thích nhờ vào hương vị ngọt ngào và hấp dẫn, nhưng không ít người lo ngại rằng…
Xem Chi Tiết
Ăn sầu riêng có nổi mụn không? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

Ăn sầu riêng có nổi mụn không? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới có hương vị đặc trưng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ăn sầu riêng có nổi…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook