Tuy cùng là bệnh da liễu nhưng mụn trứng cá và viêm nang lông lại có nhiều điểm khác biệt, cần hiểu đúng để có phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy cùng O2 SKIN phân biệt viêm nang lông và mụn trứng cá qua 4 yếu tố trong bài viết sau đây nhé.
1. Phân biệt viêm nang lông và mụn trứng cá dựa trên nguyên nhân gây bệnh
Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn hoặc nấm, có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào có lông mọc, nhưng thường thấy ở mặt, cổ, tay, chân, và lưng gây nên các nốt sưng viêm trên da. Nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông phần lớn đến từ cách chăm sóc da, cụ thể như:
- Cạo nhổ và tẩy lông sai cách.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa dầu gây tắc nghẽn chân lông.
- Cơ thể đổ nhiều mồ hôi nhưng làm sạch không đúng cách.
- Mặc quần áo không thoáng khí, bó sát vào da.
- Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
- Thừa cân, béo phì, tiểu đường.
Mụn trứng cá xảy ra khi nang lông bị bít tắc do vi khuẩn, dầu nhờn, da chết, bụi bẩn không được làm sạch cẩn thận. Nguyên nhân gây mụn trứng cá phức tạp hơn, liên quan đến yếu tố bên trong và bên ngoài như:
- Vệ sinh da mặt không đúng cách.
- Sử dụng mỹ phẩm không hợp với loại da, tình trạng da.
- Rối loạn nội tiết tố làm tăng tiết bã nhờn và gây mụn.
- Ăn nhiều thực phẩm chiên rán, cay nóng, dầu mỡ,…
- Thường xuyên căng thẳng, thức khuya.
- Môi trường sống và làm việc ô nhiễm, phải tiếp xúc với ánh nắng,…
- Thói quen cạy nặn mụn, sờ chạm tay lên da.
- Tác dụng phụ một số loại thuốc như corticoid, isoniazid, nhóm halogen,…
- Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mụn trứng cá.
2. Phân biệt viêm nang lông và mụn trứng cá dựa trên dấu hiệu, triệu chứng
Về triệu chứng, thoạt nhìn sẽ thấy viêm nang lông và mụn trứng cá khá giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn.
- Viêm nang lông: Nang lông sưng lên tạo thành nốt đỏ trông giống mụn trứng cá, có thể xuất hiện theo từng cụm. Ngoài sưng đỏ, nốt viêm còn có thể gây ngứa, đau, rỉ dịch và đóng vảy. Viêm nang lông xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, tay, chân, lưng.
- Mụn trứng cá: Mụn được chia thành 2 loại là mụn viêm và mụn không viêm, thường xuất hiện ở mặt, ngực, lưng, cổ, vai,… Trong đó mụn viêm có dấu hiệu là các nốt mẩn đỏ gờ trên da, có thể chứa mủ và gây đau nhức. Còn mụn không viêm là các nốt nhỏ, không sưng viêm hay chứa mủ (mụn đầu trắng, mụn đầu đen).
3. Phương pháp điều trị viêm nang lông và mụn trứng cá
Dựa trên nguyên nhân và triệu chứng, viêm nang lông và mụn trứng cá sẽ được điều trị theo các phương pháp sau đây:
3.1. Viêm nang lông
- Chăm sóc da tại nhà: Với tình trạng viêm nang lông nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà để giảm thiểu các triệu chứng như làm sạch da với nước ấm và xà phòng diệt khuẩn, chườm ấm, dùng sản phẩm bôi thoa không kê đơn, cố gắng không gãi hay nặn nốt viêm,…
- Thuốc trị viêm nang lông: Trường hợp nặng, bạn cần sử dụng các loại thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc steroid. Lưu ý chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Các phương pháp khác: Đối với viêm nang lông nghiêm trọng, có thể bạn cần phải áp dụng liệu pháp ánh sáng/laser hoặc tiểu phẫu thoát dịch nang bị nhiễm trùng nếu viêm nang lông là các mụn nhọt.
Thời gian trị viêm nang lông sẽ tùy thuộc vào loại viêm nang lông và phương pháp điều trị. Tình trạng nhẹ thường khỏi trong 7 – 10 ngày, còn trường hợp nặng và nghiêm trọng có thể sẽ mất vài tháng.
Tùy tình trạng viêm nang lông mà áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
3.2. Mụn trứng cá
- Chăm sóc da mụn: Mụn trứng nhẹ nếu chăm sóc tại nhà đúng cách cũng có thể khỏi dần. Theo đó bạn nên vệ sinh da với sản phẩm dịu nhẹ, dùng dưỡng ẩm không chứa dầu, chống nắng kỹ cho da, không cạy nặn mụn kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
- Thuốc trị mụn: Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi trị mụn giúp giảm sưng viêm, gom cồi mụn (Retinoids, Benzoyl peroxide, Axit salicylic…), thuốc uống giúp kháng viêm, kiểm soát mụn tốt hơn (kháng sinh, isotretinoin…) hoặc kết hợp cả hai loại thuốc.
- Phương pháp nâng cao: Ngoài thuốc trị mụn, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp nâng cao để tăng độ hiệu quả, đẩy nhanh quá trình điều trị như peel da, chiếu IPL, chiếu ánh sáng sinh học, lấy nhân mụn.
Quá trình trị mụn trứng cá có thể kéo dài từ 2 – 12 tuần (tình trạng mụn nhẹ đến trung bình) và hơn 6 tháng (tình trạng mụn nặng) tùy thuộc phương pháp điều trị, mức độ tuân thủ phác đồ, cách chăm sóc da, thói quen ăn uống sinh hoạt,…
Nhìn chung, dù bị viêm nang lông hay mụn trứng cá, khi nhận thấy da xuất hiện nhiều nốt mụn bất thường thì bạn nên sớm thăm khám để xác định đúng tình trạng và có cách điều trị phù hợp. Việc chậm trễ điều trị có thể tăng nguy cơ sẹo thâm khiến da kém mịn màng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Trường hợp bạn đang gặp vấn đề với mụn trứng cá, phòng khám O2 SKIN chuyên điều trị mụn chuẩn y khoa sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Cụ thể, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu O2 SKIN với nhiều năm kinh nghiệm sẽ khám da cẩn thận và tư vấn phác đồ điều trị mụn cá nhân hóa theo từng tình trạng da của khách hàng.
Phác đồ này thường bao gồm các phương pháp điều trị tại phòng khám và cách trị mụn tại nhà nhằm kiểm soát mụn một cách tối ưu.
- Tại phòng khám: Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như lấy nhân mụn, peel da, chiếu IPL,… để giảm mụn sưng viêm, làm dịu da. Quá trình điều trị đạt chuẩn y khoa với trang thiết bị hiện đại, được thực hiện bởi điều dưỡng tay nghề cao giúp đảm bảo an toàn cho da.
- Tại nhà: Bác sĩ kê đơn thuốc uống/thuốc bôi để giảm tiết dầu nhờn, làm khô và gom cồi mụn. Song song đó là tư vấn các sản phẩm chăm sóc da giúp bạn làm sạch và dưỡng da hiệu quả, góp phần làm giảm và ngăn mụn tái phát.
Điều trị mụn tại O2 SKIN có phác đồ rõ ràng, bác sĩ theo dõi sát sao, quy trình đạt chuẩn y khoa.
Việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp rút ngắn thời gian trị mụn, làn da sớm được cải thiện, hạn chế các biến chứng sau mụn như thâm sẹo, tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc cho bạn.
Minh chứng cho điều này là trường hợp của Nguyễn Kim Như. Cô bạn từng bị mụn nghiêm trọng, sưng viêm khắp mặt đi kèm bong tróc, nổi mao mạch do nhiễm Corticoid và đã điều trị mụn thành công, lấy lại làn da sáng khỏe nhờ cố gắng kiên trì theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Làn da của Như hiện tại đã cải thiện đến 70% so với trước khi điều trị khiến cô bạn tự tin và thoải mái hơn khi gặp gỡ mọi người. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Kim Như về hành trình “thoát mụn” của mình tại O2 SKIN nhé.
> Mụn trứng cá không còn là nỗi lo nếu điều trị đúng cách, đặt hẹn với O2 SKIN để được bác sĩ tư vấn phương pháp trị mụn hiệu quả ngay hôm nay!
4. Cách phòng ngừa viêm nang lông và mụn trứng cá
Để ngăn ngừa mụn và viêm nang lông “ghé thăm”, bạn lưu ý một số điều sau khi chăm sóc da, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
Viêm nang lông:
- Mặc quần áo thoáng rộng, hút mồ hôi tốt khi trời nóng.
- Nên làm sạch cơ thể sau khi hoạt động đổ nhiều mô hôi.
- Nếu cạo râu, cạo lông thì cần làm mềm da với nước ấm/bọt cạo chuyên dụng, cạo theo chiều lông mọc, dùng lưỡi dao cạo mới, không nên cạo quá thường xuyên,…
- Không nên mặc quần áo ẩm ướt, nên thay ngay khi đổ mồ hôi.
- Không nên dùng khăn tắm hay khăn mặt với người khác.
- Thường xuyên làm sạch khăn tắm, ga giường, quần áo,….
Mụn trứng cá:
- Làm sạch da cẩn thận 2 lần/ngày với sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt.
- Sử dụng mỹ phẩm hợp với loại da, tình trạng da để dưỡng da khỏe mạnh hơn.
- Dưỡng ẩm đầy đủ, chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da để da không bị khô, tăng tiết dầu.
- Chống nắng cho da trước khi ra ngoài, tránh tác động xấu từ tia UV lên da.
- Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây,… đồng thời hạn chế thực phẩm chiên rán, nhiều đường, nhiều dầu mỡ,…
- Tránh căng thẳng quá mức, thức khuya thường xuyên.
- Nên vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với da như khăn tắm, vỏ gối, điện thoại,…
Chăm sóc da đúng cách kết hợp ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để ngừa viêm nang lông và mụn.
Trên đây là các cách phân biệt viêm nang lông và mụn trứng cá theo nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về 2 tình trạng này, từ đó tìm được cách điều trị và chăm sóc da phù hợp, sớm lấy lại làn da khỏe mạnh.
[
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Mụn trứng cá và viêm nang lông có giống nhau không?
Mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc theo cụm. Còn viêm nang lông thường tập trung thành từng cụm, hình dáng giống như nốt mụn nhưng có thể kèm theo rỉ dịch, ngứa ngáy. Ngay khi nhận thấy da có dấu hiệu bất thường bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm nhé.
5.2. Mụn và viêm nang lông có tự hết không?
Nếu tình trạng mụn và viêm nang lông nhẹ thì có thể tự khỏi sau vài ngày khi chăm sóc da tại nhà. Với trường hợp nặng hơn, bạn cần can thiệp điều trị với thuốc hoặc các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế tối đa biến chứng thâm sẹo.
5.3. Viêm nang lông và mụn trứng cá có tái phát không?
Cả 2 tình trạng viêm nang lông và mụn trứng cá đều có thể tái phát sau khi điều trị nếu bạn chăm sóc da không đúng cách, sinh hoạt ăn uống không khoa học. Để duy trì hiệu quả điều trị lâu dài, bạn hãy điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và cẩn thận hơn khi chăm sóc da nhé.