Trong quá trình điều trị mụn, việc hiểu rõ vị trí mụn trên mặt giúp bạn có thể phát hiện ra các vấn đề sức khỏe và lối sống tiềm ẩn. Qua đó, bạn có thể áp dụng các biện phòng điều trị phù hợp, đạt hiệu quả cao. Vậy chính xác các vị trí nổi mụn trên mặt nói lên điều gì? Hãy cùng tìm hiểu giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Các vị trí nổi mụn ở mặt nói lên điều gì?
Để hiểu rõ vị trí nổi mụn thể hiện điều gì về lối sống và sức khỏe, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
1.1. Mụn ở trán và lông mày
Mụn nổi ở trán và lông mày là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thay đổi nội tiết tố, hệ tiêu hóa có vấn đề hoặc tinh thần căng thẳng. Ngoài ra, việc vệ sinh da không đúng cách, thiếu ngủ, sử dụng các sản phẩm tạo kiểu, chăm sóc tóc hay trang điểm thường xuyên cũng có thể gây mụn ở trán. Một số loại mụn nổi phổ biến ở vùng trán và lông mày gồm mụn bọc, mụn nang, mụn ẩn,…
Mụn bọc nổi trên trán biểu hiện cho nhiều vấn đề của sức khỏe cũng như lối sống kém khoa học.
1.2. Mụn ở má
Nguyên nhân gây nổi mụn ở má là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như chạm tay lên má, vỏ gối và ga trải giường bẩn, cạo râu sai cách (với nam giới),… Ngoài ra, tình trạng mụn ở má còn là dấu hiệu cảnh cơ thể thiếu chất, thiếu nước hoặc nạp quá nhiều đường. Một số loại mụn ở má thường gặp như mụn viêm (sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang) và mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng).
1.3. Mụn ở cằm
Mụn mọc ở cằm là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố (trong tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mang thai,…) hoặc thiếu ngủ. Bên cạnh đó, mụn mọc dưới cằm còn do thói quen chống cằm, vệ sinh da không đúng cách hay cạo râu sai cách (đối với nam giới) gây ra. Vị trí mụn trên mặt này thường xuất hiện mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn bọc và mụn nang, mụn mủ.
1.4. Mụn ở mũi
Nhiều bạn gặp tình trạng mọc mụn ở đầu mũi và cánh mũi. Mũi là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, hoạt động mạnh mẽ nên da sẽ dễ gặp tình trạng tăng sinh tiết dầu, khi dầu nhờn tiết ra quá nhiều sẽ khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn và sinh mụn. Vị trí mọc mụn trên khuôn mặt này còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể bị viêm tiền đình mũi (tình trạng viêm nhiễm xảy ra bên trong lỗ mũi) hoặc rối loạn nội tiết tố. Không chỉ vậy, vệ sinh da không kỹ, chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít vận động và thức khuya cũng là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện ở mũi. Những loại mụn thường xuất hiện ở mũi gồm có mụn bọc, mụn viêm, mụn đầu đen…
Mũi là vị trí mà mụn đầu đen, mụn cám, mụn viêm,… thường xuyên xuất hiện.
1.5. Mụn quanh miệng
Mụn xuất hiện quanh miệng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thay đổi nội tiết tố hay dị ứng với một số thành phần trong son môi, son dưỡng, kem đánh răng,… Ngoài ra, vệ sinh da không đúng cách, cạo râu sai cách khiến lông mọc ngược, ngủ không đủ giấc cũng khiến mụn nổi nhiều quanh miệng. Một số loại mụn mọc phổ biến ở khu vực quanh miệng gồm có mụn bọc, mụn nang, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,…
1.6. Mụn quai hàm
Mụn ở quai hàm có xu hướng nổi nhiều khi cơ thể bạn thay đổi nội tiết tố, tinh thần căng thẳng hoặc ngủ không đủ giấc. Đồng thời, vệ sinh da không thường xuyên, chế độ ăn nhiều đường cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mụn nổi quanh vùng quai hàm. Các loại mụn xuất hiện nhiều ở vùng quai hàm bao gồm mụn viêm, sẩn, mụn mủ, mụn bọc,…
Mụn ở quai hàm – nỗi ‘ám ảnh’ của nhiều bạn trẻ. Nguồn: shutterstock.
1.7. Mụn ở đường chân tóc và thái dương
Mụn nổi vùng thái dương, gần chân tóc có thể do sử dụng dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp gây kích ứng. Bên cạnh đó, vị trí mọc mụn này cũng thể hiện bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt không điều độ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Từ đó gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn trên da. Một số loại mụn xuất hiện phổ biến ở 2 vùng này gồm có mụn bọc, mụn đầu trắng,…
2. Một số lưu ý về vị trí mụn trên mặt
Mụn ở các vị trí trên mặt có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, khi da gặp các trường hợp mụn dưới đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay:
- Mụn bùng phát khắp mặt, gồm mụn viêm, mụn mủ, mụn nang kèm theo đau nhức và khó chịu.
- Mụn khó kiểm soát, lây lan sang vùng da ở ngực và lưng.
- Mụn kèm theo các triệu chứng như giãn mạch máu, cảm giác châm chích trên da.
- Mụn xuất hiện trước độ tuổi dậy thì và ngoài 25 tuổi.
3. Cách điều trị và ngăn ngừa mụn hiệu quả
Hiện nay có một số phương pháp điều trị và phòng ngừa mụn như sau:
3.1. Cách điều trị mụn
Dưới đây là 2 cách điều trị mụn hiệu quả được nhiều người đánh giá tích cực:
- Sử dụng thuốc trị mụn: Với tình trạng mụn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc bôi trị mụn ngoài da chứa Benzoyl peroxide, Retinoids bôi tại chỗ, Axit salicylic… Còn nếu mụn nặng, gây đau nhức thì bác sĩ cần nhắc kê đơn thuốc uống như thuốc kháng sinh, Isotretinoin,… để kiểm soát mụn và ngăn ngừa lây lan.
- Áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại: Để trị mụn ở má, cằm, mũi an toàn và nhanh chóng, bạn có thể áp dụng các liệu pháp kỹ thuật cao như chiếu ánh sáng sinh học, công nghệ IPL, peel da,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn nên đến cơ sở chăm sóc da uy tín, có bác sĩ da liễu thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị mụn phù hợp.
Áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại chuẩn Y khoa loại bỏ mụn an toàn và cải thiện làn da trắng sáng, mịn màng.
3.2. Cách ngăn ngừa mụn tái phát
Bạn có thể chủ động phòng tránh mụn tái phát ở mũi, cằm, trán, thái dương,… bằng một số cách dưới đây:
- Bạn rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp. Vào buổi tối, bạn nên kết hợp tẩy trang (trước khi rửa mặt) để làm sạch sâu da, hạn chế mỹ phẩm tích tụ gây nổi mụn.
- Tẩy tế bào chết cho da nhẹ nhàng, tần suất phù hợp để hạn chế tế bào sừng, da chết tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
- Bạn hãy chọn mỹ phẩm phù hợp với loại da, tình trạng da. Bạn nên ưu tiên sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu và không gây dị ứng.
- Giữ tâm lý thoải mái, sảng khoái mỗi ngày bằng cách học thiền, tập yoga, đi bộ sau giờ làm,… Đồng thời, bạn nên tránh thức khuya và ngủ đủ giấc mỗi ngày để hạn chế nguy cơ nổi mụn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất cơ bản (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất). Trong đó, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho làn da như trái cây, rau xanh,…
- Bổ sung đủ lượng nước (2 lít nước/ngày) để cấp ẩm cho da từ bên trong. Điều này hạn chế tình trạng da khô gây tiết nhiều dầu khiến lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành mụn.
- Không sờ tay lên mặt, nhất là ở vị trí có mụn. Vì thói quen này có thể khiến mụn sưng viêm to và lây lan ra các khu vực lân cận.
- Không tự ý nặn mụn tại nhà vì nếu lấy nhân mụn sai kỹ thuật, lấy không sạch thì tình trạng mụn sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được các vị trí nổi mụn trên mặt nói lên điều gì về lối sống và sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng việc điều trị mụn cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao. Chữa mụn đúng cách ngay từ đầu, tiết kiệm thời gian – chi phí và giúp bạn sớm có làn da căng mịn như mơ ước!
Phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN đã có hơn 9 năm kinh nghiệm trong trị mụn chuẩn Y khoa, điều trị thành công cho hơn 489.000 ca mụn từ đơn giản đến phức tạp. Do đó, phòng khám O2 SKIN là nơi bạn có thể ‘chọn mặt gửi vàng’ để khắc phục tình trạng mụn.
Tại O2 SKIN, bạn được thăm khám cẩn thận bởi bác sĩ da liễu chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Dựa vào vị trí mụn trên mặt và kết quả soi da, bác sĩ O2 SKIN sẽ tư vấn trung thực, lập phác đồ điều trị mụn chuẩn Y khoa và cá nhân hóa phù hợp với tình trạng da, nền da, độ tuổi, khả năng tài chính, nhu cầu,… của bạn. Hiện nay, phòng khám cung cấp 3 lựa chọn điều trị mụn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của bạn gồm:
Ngoài ra, bác sĩ O2 SKIN chỉ tư vấn các loại thuốc, sản phẩm chăm sóc da và liệu trình điều trị chuyên sâu khi thực sự cần thiết. Đồng thời, chủ động điều chỉnh phác đồ điều trị tùy theo khả năng đáp ứng của da, đảm bảo mang đến hiệu quả trị mụn cao và tiết kiệm tối đa thời gian – chi phí.
Bác sĩ da liễu O2 SKIN cam kết kiểm tra tình trạng da kỹ càng và đề xuất lộ trình điều trị tối ưu nhất cho khách hàng. Nguồn: O2 SKIN.
Phòng khám O2 SKIN đã giúp nhiều bạn trị mụn thành công, trong số đó phải kể đến trường hợp của 2 bạn Tấn Dũng và Trúc Ly.
Bạn Nguyễn Tấn Dũng (19 tuổi, Tp. HCM): Tình trạng mụn viêm, mụn bọc ở 2 bên má trong 7 năm khiến Tấn Dũng tự ti khi gặp gỡ bạn bè. Sau khi đến O2 SKIN, bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị chuẩn Y khoa gồm sản phẩm chăm sóc da, lấy nhân mụn, chiếu ánh sáng và điện di. Sau 4 tháng kiên trì theo phác đồ điều trị, làn da của Tấn Dũng đã cải thiện gần như 90%, mụn viêm, mụn bọc không còn, da sáng khỏe và mịn màng hơn.
Bạn Trần Trúc Vy (18 tuổi, Tp. HCM): Trước khi đến O2 SKIN, Trúc Vy từng bị mụn viêm toàn mặt trong 8 năm do vệ sinh da không đúng cách. Bạn được bác sĩ O2 SKIN thăm khám và điều trị bằng các phương pháp kết hợp thuốc bôi, thuốc uống, lấy nhân mụn, chiếu ánh sáng sinh học, điện di, IPL. Chỉ sau 1,5 tháng mụn viêm đã cải thiện đáng kể, làn da cũng giảm thâm và sáng hơn.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Vị trí nặn mụn nào nguy hiểm?
Khu vực tam giác vùng giữa lông mày đến khu vực lân cận mũi và môi trên là vị trí nặn mụn nguy hiểm. Nếu nặn mụn sai cách ở vị trí này có thể gây viêm nhiễm, dễ lan truyền vi khuẩn do khu vực này có nhiều mạch máu và dây thần kinh nên không chỉ làm tổn thương da mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
4.2. Nguyên nhân bị mụn ở giữa 2 lông mày là gì?
Mụn nổi ở giữa 2 lông mày có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Với trường hợp này, bạn nên bổ sung những loại trái cây và rau củ quả có chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, kiwi… Đồng thời, bạn nên hạn chế ăn vào ban đêm trước khi ngủ. Vì lúc này gan và dạ dày không làm việc hiệu quả, dẫn đến việc hình thành mụn ở giữa 2 lông mày.
4.3. Làm sao để phân biệt mụn do vi khuẩn hay do nội tiết?
Mụn do vi khuẩn bao gồm các nốt sần và mụn mủ bị viêm, có xu hướng không đối xứng và cải thiện khi dùng thuốc kháng sinh. Còn mụn do nội tiết tố biểu hiện dọc theo đường viền hàm và phần dưới khuôn mặt, trở nên nặng hơn vào khoảng thời gian có kinh nguyệt và thường đáp ứng kém với thuốc kháng sinh.