Nguyên nhân chủ yếu gây mụn bọc là do bã nhờn tích tụ cùng vi khuẩn, lỗ chân lông bị bít tắc, da nhiễm khuẩn hoặc chăm sóc không đúng cách,… Trị mụn bọc nếu không đúng cách và kịp thời dễ dẫn đến lây lan nặng hơn, để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc.
Mụn bọc có điều trị khỏi được không? Mụn bọc có thể điều trị khỏi, nếu tìm được cách xử lý mụn bọc sớm. Chính vì thế ngay khi xuất hiện mụn bọc, bạn nên đến thăm khám và trị mụn tại các cơ sở uy tín để sớm hết mụn và giảm nguy cơ hình thành thâm sẹo. Mụn bọc là tình trạng mãn tính và có khả năng tái phát. Do vậy, ngay khi điều trị khỏi, bạn cần lưu ý chăm sóc da đúng cách để hạn chế mụn quay lại. |
1. Các giai đoạn điều trị mụn bọc bạn cần biết
Theo đề xuất của AAD (Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ) 2016 và Diễn đàn Da liễu châu Âu S3, sẽ có 2 giai đoạn trong việc tiếp cận điều trị mụn.
Giai đoạn trị mụn chuyên sâu: Tức là phải tìm cách điều trị từ nhiều góc độ, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kiểm soát nhờn, giảm viêm đỏ, sưng đau của mụn, hạn chế mụn lây lan rộng hơn. Đối với những trường hợp mụn bọc viêm mủ, nang, cục,… thường sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.
Giai đoạn duy trì: Khi mụn đã được kiểm soát và có sự cải thiện nhất định, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như lấy nhân mụn, peel da, lăn kim,… hỗ trợ trị mụn, rút ngắn thời gian điều trị, giải quyết các vấn đề khác trên da như thâm, sẹo,…
Cách trị mụn bọc sưng to, đỏ sẽ có 2 giai đoạn là trị mụn chuyên sâu và trị mụn duy trì.
2. Điều trị mụn bọc với thuốc
Theo các bác sĩ da liễu, điều trị mụn bọc viêm bằng cách sử dụng thuốc uống và bôi giúp mang lại hiệu quả điều trị cao, kiểm soát sự phát triển của mụn tốt hơn.
2.1. Cách trị mụn bọc sưng đỏ với thuốc bôi
Hầu hết các loại thuốc bôi trị mụn đều hoạt động theo cơ chế đó là tiêu diệt vi khuẩn giúp giảm viêm, kiểm soát bã nhờn và hỗ trợ gom cồi mụn. Các loại thuốc bôi trị mụn bọc bao gồm các loại như sau:
2.1.1. Thuốc bôi Benzoyl peroxide
Benzoyl peroxide (BPO) có tác dụng chống lại vi khuẩn C.acnes nhờ tính oxy hóa mạnh để ngăn ngừa mụn sưng to hơn, ngoài ra còn có nhiều công dụng khác như tẩy da chết, loại bỏ bã nhờn. Do đó, bôi mụn bọc bằng BPO giúp tăng thêm hiệu quả trong quá trình điều trị mụn bọc.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây khô da hoặc dẫn đến các tình trạng bong tróc. Bạn không nên bôi BPO lên vùng da đang bị tổn thương, có vết thương hở. Trong quá trình sử dụng bạn cần bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn bạn nhé.
2.1.2. Thuốc bôi mụn Retinoids
Thuốc bôi mụn có chứa Retinoids là sản phẩm chứa thành phần nguồn gốc từ vitamin A, có tác dụng giúp bình thường hóa quá trình tái tạo da, tẩy tế bào chết cho da thông thoáng hơn, hạn chế dầu thừa, bụi bẩn tích tụ, giảm viêm. Đồng thời, Retinoids còn giúp trẻ hóa da, hỗ trợ dưỡng sáng và trị thâm sẹo mụn.
Đối với những loại thuốc bôi này chỉ nên dùng vào buổi tối và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bôi retinoids, da dễ trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, do đó bạn nên bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài. Ngoài ra, có một vài trường hợp khi dùng retinoids sẽ thấy khô da, mẩn đỏ. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm, phục hồi đi kèm.
2.1.3. Kem bôi trị mụn bọc Axit azelaic
Sử dụng kem bôi có chứa Axit azelaic cũng là một cách trị mụn bọc sưng to hiệu quả. Vì hoạt chất Axit azelaic giúp giảm viêm, kháng khuẩn, hạn chế mụn sưng to hơn. Ngoài ra, loại kem trị mụn này còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, giảm hình thành sẹo, hỗ trợ giảm thâm và làm sáng da.
Thuốc bôi này phù hợp với mụn bọc từ nhẹ đến trung bình, khi sử dụng có thể khô da, bong da trong thời gian đầu. Lưu ý khi dùng bạn chỉ nên bôi một lớp mỏng lên da và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để hạn chế các tác dụng phụ như kích ứng, khó chịu.
Bôi thuốc điều trị mụn bọc giúp hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng và nhanh gom cồi.
2.1.4. Thuốc bôi Axit salicylic
Thuốc bôi Axit salicylic là cách trị mụn bọc tại nhà khá phổ biến hiện nay. Vì Axit Salicylic có tác dụng loại bỏ tế bào chết, giảm bít tắc lỗ chân lông và dầu thừa, giúp da thông thoáng hơn, ngăn ngừa tình trạng mụn viêm nhiễm và gom cồi mụn nhanh hơn.
Khi sử dụng thuốc bôi Axit Salicylic bạn sẽ thấy hơi kích ứng châm chích nhẹ nhưng chỉ trong vài ngày đầu. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và lưu ý không dùng sản phẩm có nồng độ cao trên 10% để tránh bị kích ứng nhé
2.1.5. Kem trị mụn Niacinamide
Một cách trị mụn bọc sưng to khác đó là sử dụng sản phẩm bôi có chứa Niacinamide (một dạng vitamin B3). Vì đặc tính kháng khuẩn nên Niacinamide giúp giảm sưng viêm và làm mụn nhanh xẹp hơn. Ngoài ra, loại kem trị mụn này còn nhiều công dụng khác như hạn chế dầu thừa, dưỡng ẩm và hỗ trợ dưỡng sáng, trị thâm.
Khi mới sử dụng, bạn cần chọn nồng độ phù hợp với da, có thể bắt đầu với Niacinamide nồng độ từ 2 đến 5% để da làm quen dần. Cũng giống với các loại thuốc bôi khác, thuốc trị mụn bọc Niacinamide có thể gây các tác dụng phụ đối với một số người như đỏ mặt, ngứa, châm chích nhẹ,… Do vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để mang lại hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ.
2.2. Cách trị mụn bọc với thuốc uống
Bên cạnh thuốc bôi, với các trường hợp mụn bọc trung bình đến nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc uống để ức chế và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, kiểm soát mụn bọc tốt hơn.
2.2.1. Thuốc Isotretinoin
Isotretinoin dạng uống là một dẫn xuất của vitamin A có khả năng điều trị mụn bọc mức độ vừa và nặng. Một số người trong thời gian đầu điều trị có thể bị đẩy mụn lên nhiều hơn, nhưng sau một thời gian tình trạng mụn bọc sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, Isotretinoin dạng uống cũng có tác dụng phụ như gây khô mắt, khô môi, rối loạn lipid máu, tăng men gan,… Do đó, bạn cần tuân thủ liều lượng và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý tăng/ giảm liều hay tự mua thuốc về dùng.
2.2.2. Thuốc kháng sinh
Trong một số trường hợp mụn bọc nặng, bác sĩ sẽ chỉ định uống thêm thuốc kháng sinh để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt da và các nang lông, giúp mụn bọc bớt sưng đỏ và hạn chế lây lan sang các vùng da khác. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng trị mụn bọc là minocycline, doxycycline hoặc macrolid (erythromycin, azithromycin).
Lưu ý thuốc kháng sinh có thể gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt,… nếu sử dụng sai cách. Vì vậy, bạn nên uống thuốc theo đơn bác sĩ kê toa và không nên lạm dụng nhé.
2.2.3. Thuốc điều trị nội tiết
Sử dụng thuốc điều trị nội tiết như thuốc tránh thai có tác dụng cân bằng nồng độ hormone Estrogen giúp giảm tình trạng mụn bọc, mụn nội tiết. Hay thuốc kháng Androgen giúp ngăn tiết bã nhờn, giảm bít tắc lỗ chân lông, từ đó giúp mụn bớt sưng viêm.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc điều trị nội tiết có thể gặp các tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, rối loạn cảm xúc, tăng cân,…. Dù các loại viên uống này có tác dụng trị mụn nội tiết khá hiệu quả, nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Do vậy, bạn không nên tự ý mua và sử dụng mà cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
3. Peel da trị mụn bọc
Peel da (thay da sinh học) là phương pháp sử dụng hoạt chất hóa học nồng độ cao tác động lên da, phá vỡ liên kết thượng bì, làm bong tróc tế bào sừng và kích thích tái tạo tế bào da mới. Qua đó, phương pháp này giúp gom cồi mụn, giảm sưng viêm đồng thời mờ thâm, làm đều màu da.
Cách thực hiện peel da đúng chuẩn Y khoa bao gồm: Sau khi đã làm sạch da, điều dưỡng sẽ tiến hành thoa đều dung dịch peel lên da, chờ khoảng 10 phút rồi trung hòa da để giảm cảm giác khó chịu. Tiếp đó sẽ chườm khăn lạnh để làm mát và dịu da rồi tiếp tục các bước dưỡng da khác.
Trong vài ngày đầu sau peel, da có dấu hiệu sạm, khô và bong tróc. Bạn tuyệt đối không được dùng tay cạy lớp da tróc mà nên để bong tự nhiên và lưu ý chống nắng cẩn thận cho da nhé.
Da bong tróc sau khi peel da là dấu hiệu bình thường nên bạn không cần phải lo lắng.
4. Lăn kim trị mụn bọc
Cách xử lý mụn bọc bằng phương pháp lăn kim là dùng thiết bị lăn kim với đường kính siêu nhỏ (chỉ từ 0.5mm – 2.5mm) tạo các tổn thương vi thể, giúp đưa serum vào sâu bên dưới da, giúp giảm sưng đỏ, hỗ trợ gom cồi và đẩy mụn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp trị thâm và giảm tình trạng tăng sắc tố sau mụn.
Bạn nên lựa chọn cơ sở thực hiện uy tín, có kỹ thuật lăn kim tốt để tránh bị viêm nhiễm và làm tổn thương da. Sau khi lăn kim, làn da sẽ bị kích ứng và mẩn đỏ trong vài ngày, đây là dấu hiệu bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Hãy chú ý chăm sóc da sau lăn kim đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục và đạt hiệu quả trị mụn tốt.
5. IPL trị mụn bọc
IPL là công nghệ sử dụng ánh sáng phổ rộng chuyển hóa thành nhiệt năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kiểm soát bã nhờn, kích thích tăng sinh collagen, chữa sẹo mụn. Ngoài ra, IPL còn được ứng dụng để điều trị các vấn đề da liễu như hỗ trợ điều trị thâm đỏ sau mụn, đốm nâu, nám tàn nhang, da không đều màu,…
Điều dưỡng bôi gel làm mát để bảo vệ lớp da trên cùng, sau đó di chuyển thiết bị IPL khắp khu vực cần điều trị mụn. IPL chỉ tác động sâu vào lớp trung bì cũng như các ổ vi khuẩn gây viêm nên không gây ảnh hưởng vùng da bên ngoài nên không cần thời gian nghỉ dưỡng.
Sau khi thực hiện IPL bạn sẽ cảm thấy da bị nóng rát nhẹ, tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng 4 – 6 giờ. Trong tuần đầu, da có thể bong tróc nhẹ tùy vào tình trạng da mỗi người, bạn đừng quên dưỡng ẩm và chống nắng để da nhanh hồi phục.
IPL có tác dụng kiểm soát bã nhờn và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn hiệu quả.
6. Chiếu ánh sáng sinh học trị mụn bọc
Đối với điều trị mụn bọc, sử dụng ánh sáng xanh là phương pháp rất phổ biến. Vì vi khuẩn trong mụn sinh ra porphyrin với độ nhạy cảm ánh sáng cao. Khi hấp thụ ánh sáng xanh sẽ giải phóng các oxy nguyên tử và hoạt hóa các gốc tự do, làm cản trở sự phát triển của vi khuẩn gây mụn C.acnes, tiêu diệt hoàn toàn nhân mụn, giảm sưng viêm và ngừa mụn mới hình thành.
Sau khi chiếu ánh sáng sinh học, bạn không cần nghỉ dưỡng mà có thể sinh hoạt như bình thường. Đồng thời, bạn nên chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả trị mụn bọc tốt hơn.
7. Lấy nhân mụn chuẩn y khoa
Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa cũng là cách chữa mụn bọc được các bác sĩ chỉ định. Vì khi sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng tác động vào bề mặt da nơi có mụn sẽ đẩy nhân mụn ra ngoài. Đây cũng là cách xử lý mụn bọc kịp thời, tránh lây lan ra những vùng da khác.
Lấy nhân mụn còn giúp cho bề mặt da sạch sẽ, thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn mới, giảm mức độ viêm nhiễm của mụn. Đồng thời, da sẽ dễ hấp thụ các dưỡng chất đặc trị hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên tự lấy nhân mụn tại nhà vì dụng cụ có thể không đảm bảo vệ sinh, nặn mụn không đúng kỹ thuật dễ gây viêm nhiễm, để lại thâm sẹo trên da. Bạn hãy đến các cơ sở lấy nhân mụn chuẩn y khoa để nặn mụn an toàn hơn nhé.
Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa giúp làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế viêm nhiễm.
Nếu bạn đang tìm cách trị mụn bọc sưng đỏ và to hiệu quả, hạn chế tái phát thì phải tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý đúng cách ngay từ ban đầu. Do đó, bạn cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị mụn bọc hiệu quả, hạn chế để lại thâm sẹo tại O2 SKIN Phòng khám O2 SKIN điều trị mụn chuyên sâu và chuẩn y khoa, tự hào khi đã giúp hơn 489.000 khách hàng trị mụn thành công và trở thành địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn khi cần chăm sóc làn da. Đến với O2 SKIN trị mụn, khách hàng có thể yên tâm vì:
Đặt hẹn khám da với bác sĩ da liễu O2 SKIN ngay DƯỚI ĐÂY bạn nhé! |
8. Một số cách hỗ trợ trị mụn bọc tại nhà
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, bạn cũng nên lưu ý một số cách trị mụn bọc tại nhà dưới đây, giúp quá trình xử lý mụn bọc mang lại hiệu quả cao hơn nhé.
8.1. Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học cũng là cách chữa mụn bọc mà nhiều người thường không quan tâm đến. Bạn nên bổ sung nhiều rau củ quả theo nguyên tắc 80% (chỉ số đường huyết thấp) và 20% thịt động vật giúp bạn cải thiện sức khỏe từ bên trong và làn da trở nên đẹp, ít bị nổi mụn.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả điều trị mụn bọc.
Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh (rau chân vịt, bông cải xanh, cải kale,…), thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, hạt chia, hạt óc chó,…), thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (trà xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạt macca,…), thực phẩm giàu kẽm (rong biển, các loại đậu, hàu, thịt bò, cá,…),…
Song song đó là hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, chất béo xấu (bột mì, khoai tây chiên, bánh quy,…), thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ (mì cay, gà rán, pizza,…), thực phẩm nhiều đường (nước uống có gas, bánh ngọt, chè, sầu riêng,…),…
8.2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể không quá mệt mỏi, kết hợp tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng, tinh thần thoải mái,…cũng là một trong những cách giúp ngăn ngừa mụn bọc.
Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đào thải độc tố, tăng cường độ ẩm cho da và đẩy nhanh quá trình lành mụn. Thay đổi một số thói quen như thường xuyên vệ sinh mền gối, khăn mặt,… hạn chế vi khuẩn tiếp xúc lên da, hỗ trợ ngừa mụn tại nhà.
8.3. Giảm mụn bọc với nguyên liệu thiên nhiên
Bạn có thể áp dụng thêm những cách điều trị mụn bọc từ thiên nhiên dưới đây để hỗ trợ giảm mụn bọc.
- Trị mụn bọc với tinh dầu tràm trà:
Tinh dầu tràm trà có tác dụng diệt vi khuẩn và kháng viêm, giảm sưng và làm xẹp mụn bọc. Không chỉ vậy, tinh dầu này còn giúp ngừa sẹo sau mụn và ngăn mọc mụn mới.
Cách thực hiện: Sau khi làm sạch da, lấy khoảng 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà thoa lên nốt mụn bọc và để yên trong 10 phút rồi rửa mặt lại với nước. Có thể thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý tinh dầu tràm trà có thể gây kích ứng đối với những làn da nhạy cảm, bạn nên kiểm tra thử trên vùng da nhỏ trước khi thực hiện nhé.
Tinh dầu tràm trà giúp kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ ngăn ngừa mụn bọc.
- Giảm mụn bọc với dầu oliu:
Tinh dầu oliu có chứa thành phần vitamin A, E, polyphenol giúp diệt khuẩn, giảm viêm nên có thể hỗ trợ điều trị mụn bọc sưng đỏ.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn lấy 1 quả trứng gà, chỉ dùng lòng đỏ rồi đánh tan và cho thêm dầu oliu vào khuấy đều lên. Sau khi làm sạch da với sữa rửa mặt, bạn đắp hỗn hợp này lên vị trí mụn bọc, đợi khoảng 30 phút rồi rửa mặt. Cách này có thể thực hiện mỗi tuần từ 2 – 3 lần.
- Chữa mụn bọc với rau diếp cá:
Rau diếp cá có tính kháng viêm, sát khuẩn cao nên giúp ngăn ngừa hình thành mụn bọc. Ngoài ra, loại rau này còn chứa khoáng chất và vitamin giúp phục hồi da, hạn chế để lại thâm mụn.
Cách thực hiện: Rau diếp cá rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi đem đi xay lấy nước. Sau đó bạn rửa mặt rồi bôi nước ép rau diếp cá lên vùng da mụn bọc. Để yên trong 10 – 15 phút và rửa mặt với nước sạch. Bạn thực hiện 2 – 3 lần/ tuần trước khi đi ngủ.
- Trị mụn bọc bằng lá bạc hà:
Thành phần menthol trong lá bạc hà có tác dụng giảm sưng đau, tiêu viêm, sát khuẩn giúp hỗ trợ giảm tình trạng sưng đỏ, đau nhức của mụn bọc nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch và xay nhuyễn. Vệ sinh da mặt rồi đắp lá bạc hà lên nốt mụn và giữ trên da khoảng 15 phút rồi rửa mặt sạch.
Lưu ý: Tác dụng trị mụn bọc bằng nguyên liệu thiên nhiên chưa được kiểm chứng về độ hiệu quả và cũng có thể gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm, bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện.
9. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng mụn bọc trở nặng hơn, mụn nổi nhiều và có dấu hiệu lan rộng ra các vùng da xung quanh, đi kèm các biểu hiện toàn thân như nôn, sốt,… thì bạn nên đi gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Tránh để mụn tiến triển nặng hơn làm tổn thương da, lan rộng nhiễm trùng thì sẽ khó điều trị và tốn kém hơn rất nhiều.
10. Các lưu ý khi điều trị mụn bọc bạn cần biết
Khi bị mụn bọc, để tránh điều trị sai cách để lại sẹo bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Không được tự ý sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi vì tình trạng mụn của mỗi người khác nhau, có thể dẫn đến viêm hoặc mụn nặng hơn nếu sử dụng sai cách.
- Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc: Cần phải dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để vừa trị mụn hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
- Không cạy nặn mụn bọc: Cạy nặn mụn dễ gây viêm nhiễm, nếu lấy nhân mụn không đúng thời điểm sẽ khiến da bị viêm nhiễm, mụn lây lan và tăng nguy cơ để lại sẹo.
- Kiên trì sử dụng các sản phẩm bôi mụn đều đặn: Vì điều trị mụn cần nhiều thời gian, bạn nên kiên trì dùng sản phẩm trị mụn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt.
- Bôi kem chống nắng: Bạn đừng quên sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da, hạn chế tình trạng mụn trở nặng hơn và da trở nên thâm sạm.
- Làm sạch da trước khi bôi thuốc trị mụn: Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, lớp bã nhờn trên da để dưỡng chất của kem mụn phát huy hiệu quả tốt hơn.
- Nên điều trị mụn bọc càng sớm càng tốt: Chữa trị mụn đúng phương pháp, đúng thời điểm giúp cải thiện mụn hiệu quả hơn, tránh để lại sẹo và các tổn thương khác trên da.
Chăm sóc da đúng cách để điều trị mụn bọc mang lại hiệu quả nhanh hơn
Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được các cách điều trị mụn bọc hiệu quả hiện nay. Mụn bọc tuy khó xử lý nhưng nếu điều trị đúng phương pháp vẫn có thể cải thiện được. Vì vậy bạn hãy chủ động gặp bác sĩ da liễu để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, sớm hết mụn nhé.